5 CÁCH TRÁNH QUẦN ÁO CHỨA HÓA CHẤT ĐỘC HẠI

Ngày nay, quần áo được tạo ra với rất nhiều tính năng chống nhăn hoặc co rút, chống cháy, chống thấm nước, chống vết bẩn, chống nấm mốc hoặc không bám dính... Tuy nhiên, sự đánh đổi của trang phục có hiệu suất tốt hơn là nó thường đi kèm với vô vàn hóa chất độc hại. 

Vô số loại hóa chất độc hại trong ngành công nghiệp thời trang và dệt may nằm ngoài tầm kiểm soát. Mặc dù một số chất gây ung thư được nhận biết (ví dụ: formaldehyd có liên quan đến ung thư được quy định ở Mỹ), hầu hết các thương hiệu vẫn được sản xuất ở nước ngoài, nơi quy định còn rất ít. Và chỉ những hóa chất độc hại nhất được quy định ở Mỹ, còn lại một số lượng lớn hóa chất không được kiểm soát nhưng có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vẫn đang tồn tại. 

Giải pháp để tránh quần áo chứa hóa chất độc hại

Điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm/ngăn chặn chất độc xâm nhập vào cơ thể ngay từ đầu. Bạn không thể kiểm soát tất cả mọi thứ, nhưng bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát ngôi nhà của chính mình và quần áo bạn mang trên người. Dưới đây là 5 cách để tránh quần áo chứa hóa chất độc hại. 

1. Kiểm tra nhãn thành phần của sản phẩm 

Nếu quần áo của bạn được dán nhãn “chưa nhuộm” hoặc “tự nhiên” có nghĩa là nó không chứa thuốc nhuộm AZO. Ngoài ra, hãy tìm quần áo đã được xử lý bằng hóa chất chống ố. Tìm quần áo thể thao sử dụng các thuật ngữ như “không có hương thơm tổng hợp” hoặc “chỉ có hương thơm bằng tinh dầu”.

2. Tìm hiểu về chứng nhận của sản phẩm 

Tìm kiếm các sản phẩm có chứng nhận GOTS, OEKO-TEX, đây là 2 chứng nhận uy tín nhất thế giới, giúp kiểm tra và loại bỏ các chất có hại trong hàng dệt may, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường. Ngoài ra các tiêu chí kiểm nghiệm của chứng nhận được cập nhật định kỳ hàng năm theo luật pháp và các nghiên cứu mới nhất, bao gồm:
  • Các chất bất hợp pháp như thuốc nhuộm/chất tạo màu chưa tác nhân gây ung thư.
  • Các chất được quy định hợp pháp như kim loại nặng (chì, thủy ngân, v.v.).
  • Các chất được biết là có hại cho sức khỏe nhưng chưa được pháp luật quy định/cấm sử dụng như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm gây dị ứng (nguyên nhân gây dị ứng).
  • Các thông số kỹ thuật như độ bền màu và độ pH thân thiện với làn da (thân thiện với da nhạy cảm). Đây là những phương pháp phòng chống để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

3. Lựa chọn thương hiệu uy tín 

Tìm các thương hiệu quần áo cam kết không sử dụng các hóa chất độc hại như formaldehyde, PFCS hoặc phthalates và được cấp chứng nhận an toàn để chứng minh sự an toàn trong sản phẩm của mình. 
 

4. Giặt quần áo trước khi mặc

Giặt quần áo trước khi mặc lần đầu tiên sẽ rửa sạch thuốc nhuộm thừa đã sử dụng và giảm thiểu sự phơi nhiễm của bạn. Nó cũng loại bỏ khoảng 60% lượng formaldehyde trên quần áo đã hoàn thiện. 

5. Sử dụng các sản phẩm giặt tẩy không chứa chất độc hại 

Nhiều sản phẩm tẩy rửa có chứa amoniac. Mặc dù amoniac có những công dụng hữu ích đối với cơ thể, nhưng nếu tiếp xúc quá nhiều với nó có thể gây tổn thương gan và thận cũng như kích ứng mắt và da. Tốt nhất nên sử dụng thuốc tẩy không chứa clo và các chất tẩy rửa không có hóa chất tẩy vết bẩn này. 

Top