Tại Úc, khoảng 1426 sản phẩm dành cho trẻ em đã bị thu hồi từ năm 1986, nhưng vẫn còn rất nhiều người đang sử dụng những sản phẩm kém chất lượng này cho con ở nhà.
Một số lưu ý:
Chỉ khoảng một nửa trong số 650 loại sản phẩm bị thu hồi vì lý do an toàn hàng năm tại Úc được hoàn lại cho người bán.
40% số sản phẩm bị thu hồi là mặt hàng dành cho trẻ em.
Bài viết chỉ ra các nhà bán lẻ lớn với số lượng sản phẩm thu hồi nhiều nhất từ năm 2015.
Trong tháng 10 năm 2019, Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (ACCC) đưa ra báo cáo rằng khoảng một nửa trong số 650 loại sản phẩm bị thu hồi vì lý do an toàn hàng năm tại Úc được hoàn lại cho người bán.
Nếu không tính xe cơ giới, thì nghĩa là khoảng 1.7 triệu đơn vị sản phẩm không đảm bảo chất lượng vẫn đang được mọi người sử dụng ở nhà. Và cứ 4 hộ gia đình thì có một hộ có thể gặp nguy hiểm và thương tích do việc tiêu dùng này.
Vào đầu tháng 12 năm 2020, người phát ngôn của ACCC cho biết những con số này vẫn tương đối chính xác cho tới thời điểm hiện tại. “Với ước tính của chúng tôi, những con số này vẫn chính xác bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm nay”.
“Chỉ khoảng một nửa trong số 650 loại sản phẩm bị thu hồi vì lý do an toàn hàng năm tại Úc được hoàn lại cho người bán”
Theo báo cáo của CHOICE năm 2016, việc thu hồi 400.000 chiếc chăn điện có nguy cơ gây cháy nổ vào năm 2010 vẫn kéo dài tới 5 năm sau. Đến tháng 4 năm 2015, mới chỉ có 12% đơn vị sản phẩm được thu hồi.
Sam Sung bắt đầu việc thu hồi những chiếc máy giặt dễ gây cháy nổ vào năm 2013, với sự vào cuộc của rất nhiều tờ báo cũng như tổ chức ACCC. Tính tới tháng 11 năm 2015, có 65% số máy được sửa chữa, hoàn tiền hoặc thay thế, tức còn hơn 47.000 chiếc vẫn được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày.
Bên cạnh việc thu hồi, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều sự thiếu sót trong an toàn sản phẩm khác trong phòng nghiên cứu của CHOICE, bao gồm xe đẩy, nôi em bé và các sản phẩm sử dụng pin cúc áo kém chất lượng.
Vào tháng 4 năm 2019, chuỗi cửa hàng đồ thể thao Decathlon Úc đã thu hồi 8 loại sản phẩm phao trẻ em thiếu nhãn cảnh báo về rủi ro chết đuối.
Việc bán các sản phẩm nguy hiểm vẫn hoàn toàn hợp pháp
Lý do lớn nhất dẫn đến nhiều sản phẩm lỗi và những vụ thu hồi là sự thiếu hụt những điều khoản bắt buộc về an toàn sản phẩm.
“Nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng hiện tại không có điều luật nào quy định các doanh nghiệp không được phép buôn bán các sản phẩm không an toàn” - trích lời Uỷ viên ACCC bà Sarah Court khi tổ chức này công bố báo cáo vào năm 2019. Đồng thời, CHOICE cũng kêu gọi những điều luật mạnh mẽ hơn về an toàn sản phẩm trong nhiều năm gần đây.
Trong một cuộc khảo sát cùng thời điểm của CHOICE, 93% người được hỏi cho biết họ luôn nghĩ rằng có nhiều điều luật hiện hành chống lại việc lưu hành, buôn bán hàng hoá không an toàn.
“Nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng hiện tại không có điều luật nào quy định các doanh nghiệp không được phép buôn bán các sản phẩm không an toàn”
Cũng theo phát biểu của bà Court, khoảng 2 người tử vong và 145 người bị thương mỗi ngày tại Úc vì những sản phẩm không an toàn. Từ báo cáo của ACC, tổng cộng đã có khoảng 780 ca tử vong và 52.000 ca bị thương mỗi năm. Khoảng 40% số lượng sản phẩm thu hồi là các mặt hàng dành cho trẻ em, ngành hàng đồ chơi, có tỷ lệ thu hồi thấp theo báo cáo vào năm 2016.
Nhà bán lẻ trực tuyến Ozsale đã thu hồi 6 loại sản phẩm dành cho trẻ em vào năm 2019 và 4 loại vào năm 2015. Tất cả đều là quần áo trẻ em và bị thu hồi do thiếu nhãn thông tin về nguy cơ hoả hoạn.
Một hội chợ thương mại tại Queensland gần đây đã phát hiện 6 mặt hàng đồ chơi được bày bán có khi cơ gây nghẹn thở cho trẻ - 2 sản phẩm đồ chơi nhồi bông, 1 sản phẩm bảng ghép hình chữ cái bằng gỗ, 1 sản phẩm bảng ghép hình chữ số bằng gỗ, 1 sản phẩm bảng ghép hình chữ số bằng nam châm, và 1 bộ lắp ghép cầu vồng hình tròn. Tất cả 6 loại đồ chơi này đều đã được loại bỏ khỏi kệ hàng.
Sự phát triển của việc mua sắm trực tuyến đã mang tới nhiều cải thiện trong việc thu hồi sản phẩm đồ chơi, bởi người bán có thể dễ dàng liên hệ với khách hàng để tiến hành thu hồi. Đây rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng.
“Cả CHOICE và ACCC đều đã kêu gọi chính phủ liên bang thông qua những điều luật bắt buộc về an toàn sản phẩm, nhưng vẫn chưa ghi nhận tiến triển nào”
Cũng theo người phát ngôn của ACCC, tỷ lệ thu hồi đồ chơi trẻ em đã cải thiện đáng kể từ năm 2016. Mức thu hồi trung bình hiện tại đã ngang bằng với các loại sản phẩm khác, 1/5 vụ thu hồi đồ chơi đạt tỷ lệ thu hồi là 80% và cao hơn.
Kêu gọi sự hành động của chính phủ liên bang
Cả CHOICE và ACCC đều đang nỗ lực kêu gọi sự hành động của chính phủ liên bang trong việc thông qua những điều luật bắt buộc về an toàn sản phẩm, nhưng vẫn chưa có tiến triển nào. Và số lượng và tốc độ thu hồi sản phẩm vẫn đang tăng rất nhanh.
Người phụ trách chiến dịch an toàn sản phẩm tại CHOICE phát biểu “Phụ huynh không nên phải tự mình kiểm định mức độ án toàn của đồ chơi. Họ nên được thoải mái tin tưởng vào tính an toàn của những món đồ chơi khi mua sắm cho con mình”. Một điều luật yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo mọi sản phẩm đều phải thật an toàn là cách duy nhất để giải quyết vấn đề trên.
Những nhà bán lẻ có số lượng sản phẩm bị thu hồi nhiều nhất
Để biết rõ thêm về các vụ thu hồi sản phẩm dành cho trẻ em, chúng tôi đã tìm kiếm những cửa hàng xuất hiện tên nhiều nhất trong vòng 5 năm qua trên trang web thu hồi sản phẩm của chính phủ.
Chúng tôi đã kiểm tra số lượng thông báo thu hồi với những nhà bán lẻ được liệt kê dưới vai trò là nhà cung cấp, và các thông báo về các nhà cung cấp khác có sản phẩm chỉ được bày bán tại một trong những nhà bán lẻ này.
Tính tới thời điểm công bố bài viết này, đã có 1426 loại sản phẩm cho trẻ em được thông báo thu hồi theo trang web thu hồi sản phẩm của ACCC vì lý do an toàn.
Những cửa hàng có số lượng sản phẩm cần thu hồi nhiều nhất từ 2015 bao gồm cả các nhà nhà bán lẻ lớn, Big W và Target đứng đầu trong danh sách này.
Người đại diện của Big W phát biểu rằng tỷ lệ thu hồi sản phẩm đã giảm đang kể trong vòng 5 năm qua và số lượng thu hồi này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong gần 11.000 mặt hàng cho trẻ em đang được bày bán tại Big W. “Trung bình, số lượng sản phẩm bị thu hồi chiếm chưa đến 0.1% tổng sản phẩm đang được bán của chúng tôi trong vòng 5 năm qua, và con số này đã giảm xuống chỉ còn 0.03% vào năm 2020. Thêm vào đó, các điều khoản thương mại của Big W yêu cầu nhà cung cấp phải có sự kiểm soát mạnh mẽ để đảm bảo mọi sản phẩm đều an toàn, hợp pháp và đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu dùng tại Úc”.
Trong khi đó, Target không có bất kỳ động thái nào về danh sách được công bố trên từ chúng tôi.
Mua sắm từ nước ngoài đem lại nhiều rủi ro
Amazon tiến hành thu hồi 4 loại mặt hàng dành cho trẻ em được nhập khẩu vào tháng 4 năm 2020 - tất cả đều là đồ chơi từ nam châm có nguy cơ gây nghẹt thở. “Khi nuốt phải, các hạt nam châm có thể hút nhau qua thành ruột của trẻ hoặc các mô tiêu hoá khác, dẫn đến các thương tích từ bên trong và thậm chí là tử vong”, trích theo thông báo thu hồi.
Cam kết của Amazon
Vào cuối tháng 11, Amazon đã ký một cam kết tự nguyện về an toàn sản phẩm mới do ACCC đưa ra. Bản cam kết yêu cầu các doanh nghiệp trực tuyến, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường có sự tham gia đến nhiều người bán, thường xuyên kiểm tra trang web thu hồi sản phẩm của Úc để đảm bảo rằng họ không bán sản phẩm không an toàn và xóa danh sách sản phẩm không an toàn trong vòng hai ngày làm việc. AliExpress, Catch.com.au và eBay Úc cũng đã đặt ký bút cam kết này.
Một số nhà bán lẻ khác được nêu dưới đây có thể ít đáng lo ngại hơn. Nhưng bạn vẫn nên cẩn thận khi mua sắm các loại mặt hàng đã bị thu hồi từ các nhà bán lẻ này.
Nhà bán lẻ trực tuyến Ozsale đã thu hồi 6 sản phẩm trẻ em vào năm 2019 và 4 sản phẩm vào năm 2015. Tất cả đều là quần áo trẻ em và bị thu hồi vì chúng thiếu thông tin về nguy cơ hỏa hoạn - theo yêu cầu của tiêu chuẩn bắt buộc, hiện được gọi là Tiêu chuẩn an toàn với hàng tiêu dùng (Quần áo ngủ dành cho trẻ em và quần áo ban ngày có giới hạn và các loại rập giấy cho quần áo ngủ của trẻ em) năm 2017.
Công bằng mà nói, rất nhiều mặt hàng dành cho giấc ngủ của em bé hiện được bán tại Ozsale đến từ các thương hiệu nối tiếng, vì thế chúng chắc chắn sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn cẩn thận khi mua sắm tại đây.
Chuỗi cửa hàng Daiso từ Nhật Bản có 37 cửa hàng tại Úc và đã có 11 vụ thu hồi sản phẩm dành cho trẻ em kể từ năm 2015. Tất cả đều là đồ chơi, chúng bị thu hồi vì có gây nguy cơ nghẹt thở hoặc chấn thương mắt và mặt cho trẻ. Hiện nay, Daiso vẫn đang kinh doanh nhiều mặt hàng đồ chơi.
Chuỗi cửa hàng đồ thể thao đến từ Pháp có tất cả 5 cửa hàng trên khắp New South Wales và Victoria (Úc). Đồng thời, thương hiệu còn phát triển một trang web mua sắm trực tuyến.
Tháng 4 năm 2019, Decathlon Úc đã thu hồi 8 loại mặt hàng cũng vì lý do an toàn. Tất cả là những sản phẩm phao bơi và bị thu hồi là do thiếu nhãn an toàn bắt buộc. Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng về rủi ro chết đuối ở người tiêu dùng.