Đằng sau những đứa trẻ Nhật Bản tự đi bộ đến trường: Sự chung sức của cả cộng đồng và giáo dục tinh tế

Ở Nhật, trẻ nhỏ tự đi học là điều rất phổ biến. Và đằng sau điều này là sự đồng thuận giáo dục của phụ huynh và toàn xã hội.
 

Hành trang tự lập của trẻ em Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngay từ ngày đầu tiên dưới mái trường tiểu học, đa số học sinh đều phải tự túc đi học. Những em ở gần nhà phải đi bộ đến trường, những em ở xa thì phải đi phương tiện giao thông công cộng đến trường. Để giúp các em đến trường thuận lợi, cần chuẩn bị nhiều công việc trước ngày tựu trường như:

Mũ và túi xách

Chắc hẳn mọi người đều có ấn tượng về những chiếc mũ vành nhỏ màu vàng mà nhân vật cô bé Maruko và Cậu bé bút chì Shin-chan thường đội. Ở Nhật Bản, chiếc mũ màu vàng bắt mắt này có chức năng chính là tránh tai nạn giao thông.

Đằng sau những đứa trẻ Nhật Bản tự đi bộ đến trường: Sự chung sức của cả cộng đồng và giáo dục tinh tế - Ảnh 3.

Màu vàng tượng trưng cho sự cảnh báo và chú ý, giúp các em học sinh tiểu học nổi bật khi di chuyển trên đường, các phương tiện và người đi bộ cũng sẽ chú ý hơn.

Ngoài mũ, học sinh tiểu học Nhật Bản còn quen dùng "cặp da đi học hình hộp" có đệm ngồi, dây đai tiện dụng và khả năng xoay 360 độ và các chức năng khác.

Làm quen với lộ trình đi học

Để đảm bảo an toàn cho trẻ em trên đường đến trường và về nhà, nhà trường sẽ đưa ra một tuyến đường được vạch sẵn.

Đằng sau những đứa trẻ Nhật Bản tự đi bộ đến trường: Sự chung sức của cả cộng đồng và giáo dục tinh tế - Ảnh 4.

Một tháng trước khi khai giảng, cha mẹ sẽ đưa con đi làm quen đường đi giữa nhà và trường nhiều lần để trẻ ghi nhớ.

Trong 6 năm học tiểu học, trẻ em phải đi theo lộ trình đã định và không được tự ý thay đổi lộ trình. Nếu chuyển trường, chuyển chỗ ở thì cần làm đơn xin chuyển tuyến.

Biết quy tắc qua đường

Vì chiều cao đang còn khiêm tốn, trẻ em thường ở trong điểm mù của người điều khiển phương tiện giao thông. Để người lái xe có thể nhìn thấy, học sinh tiểu học ở Nhật Bản sử dụng hai cách thức khi sang đường: Giơ hai tay lên cao hoặc giơ cờ ngang.

Giơ tay có thể giúp người lái xe trong xe nhìn thấy đứa trẻ dễ dàng hơn, một số đứa trẻ sẽ quay đầu lại và cúi đầu sau khi băng qua đường để tỏ lòng biết ơn.

Ngoài ra, ở hai bên phần đường dành cho người đi bộ có mặt đường rộng, lưu lượng xe cộ qua lại đông đúc sẽ đặt một chiếc xô nhỏ, bên trong thường cắm một lá cờ chữ thập, khi trẻ cầm lá cờ này sang đường, tài xế phải dừng lại để các em di chuyển.

Đằng sau những đứa trẻ Nhật Bản tự đi bộ đến trường: Sự chung sức của cả cộng đồng và giáo dục tinh tế - Ảnh 5.

Còi báo động

Ở Nhật Bản, cặp học sinh tiểu học được trang bị còi báo động tương tự như móc chìa khóa, nếu có nguy hiểm xảy ra, các em có thể nhấn nút để phát ra âm thanh báo động

Học sinh tiểu học Nhật Bản tự đi học, quá trình này diễn ra suôn sẻ như vậy cũng nhờ vào một “mạng lưới an toàn” được kết nối bởi gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Đằng sau những đứa trẻ Nhật Bản tự đi bộ đến trường: Sự chung sức của cả cộng đồng và giáo dục tinh tế - Ảnh 6.

Đi học gần nhà

Các trường tiểu học ở Nhật Bản được phân bổ theo mật độ dân số, bạn sống ở đâu cũng có thể đăng ký học tại trường tiểu học trong khu vực, khoảng cách từ nhà đến trường cơ bản chỉ trong vòng 20 phút đi bộ. Thậm chí, ở một số đảo xa, cả đảo chỉ có một học sinh duy nhất thì trường lớp vẫn được bố trí theo tiêu chuẩn chung và diễn ra bình thường.

Một mặt, điều này có thể xem xét sự an toàn của trẻ em trên đường đi lại; mặt khác, nó cũng có thể xem xét học sinh tiểu học có thể đi bộ bao xa với chiếc cặp trên lưng.

Đằng sau những đứa trẻ Nhật Bản tự đi bộ đến trường: Sự chung sức của cả cộng đồng và giáo dục tinh tế - Ảnh 7.

Nhà trường chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trên đường đến trường và về nhà

Ở Nhật Bản, đi học và về nhà là một phần của cuộc sống học đường. Theo đó, nhà trường chịu trách nhiệm về sự an toàn trên đi di chuyển cho các em.

Khi khai giảng, nhà trường yêu cầu học sinh tiểu học vẽ sơ đồ lộ trình giao thông “đường đến trường” vào sổ tay, cần đánh dấu những nơi quan trọng như đồn công an, điện thoại công cộng, nơi uống nước, công viên... Học sinh không được tự ý thay đổi lộ trình. Ví dụ, nếu con đường do học sinh vẽ là đi qua cầu vượt, thì các em không được đi bộ băng qua phần vạch kẻ đường dưới gầm cầu.

Ngoài việc đi theo một tuyến đường cố định đến và đi, trẻ em cũng không được phép vào cửa hàng để mua đồ trên đường đi. Nếu có trường hợp đặc biệt cần thay đổi thì phải báo trước cho giáo viên chủ nhiệm.

Ngoài ra, nhiều trường học Nhật Bản yêu cầu trẻ em phải đi theo nhóm khi đến trường và về nhà. Nhà trường tổ chức học sinh thành các "nhóm giao tiếp" được chia theo vị trí nhà ở của các em.

Các thầy cô cũng sẽ thay phiên nhau làm “hoa tiêu”, hàng ngày khi đến trường, các cô hướng dẫn học sinh đi qua an toàn ở một số ngã tư đông đúc, phức tạp về giao thông bên ngoài trường học.

Đằng sau những đứa trẻ Nhật Bản tự đi bộ đến trường: Sự chung sức của cả cộng đồng và giáo dục tinh tế - Ảnh 8.

Sự hợp tác của nhóm phụ huynh và giáo viên

Vào các ngày trong tuần, các thành viên trong nhóm phụ huynh thường thay phiên nhau thực hiện các cuộc tuần tra an ninh trên đường đến trường và cũng sẽ hợp tác với các nhân viên cộng đồng gần đó để sắp xếp các tuyến đường tuần tra, giúp mọi người chặn các phương tiện đi qua ở các giao lộ khác nhau.

Nhà trường chuẩn bị rất nhiều cho những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường đến trường, phụ huynh tham gia tuần tra cũng sẽ ghi chép và đưa ra ý kiến, chuẩn bị rất chu đáo và chặt chẽ.

Top