Vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức phận trong cơ thể. Thiếu đi vitamin này, trẻ dễ gặp nhiều vấn đề về thị lực, hệ miễn dịch kém.
Trẻ thiếu vitamin A có hệ miễn dịch yếu, thị lực kém, dễ mắc nhiều bệnh tật. Ảnh: Freepik.
Vitamin là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, trong đó, vitamin A giúp chúng ta duy trì đôi mắt khỏe mạnh, thị lực tốt, làn da khỏe và chống lại nhiễm trùng.
Cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin A nên chúng ta phải hấp thụ nó qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Nếu thiếu vitamin A, theo thời gian, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng gặp nhiều vấn đề về thị lực, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí tử vong.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 3 triệu trẻ em bị khô mắt (tổn thương mắt do thiếu vitamin A dẫn đến mù lòa) và có tới 251 triệu trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Ở Việt Nam, vào những năm 80, tỷ lệ khô mắt có tổn thương giác mạc ở trẻ em trước tuổi đi học cao hơn ngưỡng của WHO 7 lần và ước tính mỗi năm, khoảng 5.000-6.000 trẻ em mù lòa do thiếu vitamin A (điều tra của Viện Dinh dưỡng, Viện Mắt).
Triệu chứng
Theo WebMD, các triệu chứng của trẻ thiếu vitamin A có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Một số người có thể có nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn những người khác. Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể gặp phải:
Trẻ thiếu vitamin A có thể chậm phát triển, trí nhớ kém, học khó vào. Ảnh: Freepik.
Nguyên nhân
Cơ thể lấy vitamin A từ thức ăn và được dự trữ chủ yếu ở gan. Thiếu vitamin A chỉ xảy ra khi lượng vitamin A ăn vào không đủ và vitamin A dự trữ bị hết. Nguyên nhân gây thiếu vitamin A gồm:
Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm có màu cam. Ảnh: iStock.
Thực phẩm nào chứa nhiều Vitamin A
Việc điều trị các dạng thiếu vitamin A nhẹ đơn giản nhất là bổ sung qua các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Với những thể nặng hơn, bác sĩ có thể kê thêm vitamin bổ sung qua đường uống.
Dưới đây là những thực phẩm có lượng vitamin A dồi dào: Gan, cá, dầu cá, các loại rau có màu cam (khoai lang, bí đỏ, cà rốt và bí ngô), các loại rau lá xanh khác (rau bina, rau xanh và rau diếp), các sản phẩm từ sữa, phô mai, trái cây (loại có hàm lượng vitamin A cao nhất thường là cam - xoài chín, đu đủ, dưa đỏ, mơ)...
Vitamin A được hấp thụ dễ dàng nhất trong các phần tử chất béo trong ruột, vì vậy chúng ta có thể bổ sung các chất béo lành mạnh vào bữa ăn như dầu oliu nguyên chất, các loại hạt, quả bơ, hạt chia, dầu cải...