Quần áo là vật dụng được làm từ chất liệu vải luôn quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhận biết các loại vải thông qua đặc tính, điểm mạnh, điểm yếu của từng loại sẽ giúp chúng ta tận dụng chúng tốt hơn. Đặc biệt khi lựa chọn trang phục cho trẻ em chưa bao giờ là việc dễ dàng của cha mẹ. Jookyli sẽ cung cấp kiến thức rất quan trọng giúp cha mẹ chọn được mẫu mã phù hợp với làn da của con mình qua bài viết dưới đây!
Da của trẻ em khá nhạy cảm. Các chất kích ứng da có thể gây dị ứng và mẩn ngứa nếu vải tiếp xúc với da không phù hợp. Ngoài ra, sức đề kháng của bé còn yếu nên những kích thích từ bên ngoài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Do thời tiết thay đổi theo mùa nên các loại vải ưu tiên sử dụng cho trẻ thường là các loại vải như cotton, vải tre, vải lanh, vải đũi.
Vải cotton là loại vải được sử dụng rộng rãi nhất để may quần áo đặc biệt là áo thun bé gái, bé trai. Ưu điểm của loại vải này là thấm hút mồ hôi cực tốt, mềm mại trên làn da của bé. Tuy nhiên cũng có một số loại cotton 100%, cotton 65%, cotton 35% với các loại không phải 100% cotton thường pha trộn với nylon (polyester) và không phải ai cũng biết cách phân biệt các loại này với nhau.
Vải cotton với đặc tính thấm hút mồ hôi, thoáng mát
Các mẹ nên dùng tay sờ sẽ cảm nhận được sự mềm mại nhưng không rũ, không lạnh. Dùng mắt quan sát thì vải cotton dễ gấp nếp nên cũng dễ nhăn theo nếp. Vải cotton giặt rất nhanh khô, chỉ bị co lại sau lần giặt đầu tiên còn những lần sau thì không bị co lại nữa. Sau nhiều lần giặt, quần áo làm từ vải cotton sẽ bị nhăn trên bề mặt, đặc biệt là những vùng có độ ma sát cao như tay, khuỷu tay và mông …
Vải Polyester (PE) là một loại vải sợi tổng hợp có nguồn gốc chính từ than đá, không khí và dầu mỏ. Với đặc điểm bề mặt vải trơn bóng, nhìn kỹ sẽ thấy có gợn lông nhỏ và bị đổ lông sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, vải khó bị nhàu, nhăn trong quá trình sử dụng, vải không thấm nước, kháng khuẩn, nấm mốc cực, thoát ẩm, nhanh khô. Ngoài ra, vải có khả năng chống cháy, chống bám bẩn, cách điện rất tốt.
Để phân biệt vải PE, mẹ có thể sử dụng những phương pháp sau:
- Sử dụng nước: Khi đổ nước lên vải mà thấy nước không bị thấm nó xuất hiện từng giọt li ti hoặc là giọt nước lớn thì đó là vải PE. Đây cũng là điểm mấu chốt khác biệt giữa vải Polyester và Cotton.
- Sử dụng các giác quan: Bạn có thể nhìn và sờ vào vải nếu cảm thấy vải trơn, sau khi vo lại nếu vải trở lại hình dáng ban đầu chính là PE.
- Đốt vải: Lấy một mẩu vải nhỏ đốt nếu thấy mùi khét như mùi nhựa thì đó cũng là PE.
Loại vải này có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên dễ gây khó chịu cho trẻ khi mặc. Vải Kaki có hai loại chính: kaki cotton và kaki polyester.
Nếu muốn phân biệt về hai loại vải này, mẹ hãy thử đốt cháy vải lên. Khi đốt cháy, mẫu vải cháy rất nhanh với ngọn lửa vàng và tàn vải hóa thành tro thì đó là vải kaki cotton. Ngược lại, nếu mẫu vải gần như không bén lửa và có mùi thơm nhẹ thì đây là vải kaki polyester.
Vải có nguồn gốc từ sợi TC – là sợi pha giữa Cotton và Polyester. Ưu điểm lớn nhất của loại vải này là thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng giặt ủi. Vải này thích hợp để chọn áo sơ mi cho bé đó nhé!
Kaki là sự lựa chọn tốt trong việc chọn vải áo sơ mi cho bé
Nếu nhìn bằng mắt thường thì vải có màu bóng mịn của polyester. Còn khi đem vải kate đốt lên thì vải bốc mùi khét của nhựa , tro có một phần vón cục và một phần nát mịn. Ngoài ra, tùy theo tỉ lệ tro vón cục nhiều hay ít mà mẹ có thể biết được tỉ lệ pha của polyester trong vải là cao hay thấp.
Vải lanh là loại vải quen thuộc cho trẻ bởi đặc tính mềm, nhẹ, thoáng mát tuy nhiên các loại vải lanh thường rất nhăn và không co giãn, độ bền cũng tương đối thấp.
Khi phân biệt bằng mắt thường, các mẹ sẽ cảm nhận được sợi vải to và thô hơn những loại vải khác, nhưng với công nghệ hiện đại thì khi mẹ sờ tay lên vải sẽ cảm nhận được độ mịn của vải. Và trên bề mặt vải không có sợi tơ.Màu nguyên bản là màu ngà, mộc chứ không trắng tinh như các loại vải khác.
Với những chia sẻ trên, Jookyli hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ. Nếu mẹ muốn mua quần áo đẹp cho bé hiện nay thì hãy ghé ngay Jookyli nhé!